ĂN CHẶN TIỀN TỪ THIỆN, BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Ăn chặn tiền từ thiện là hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật. Vậy sẽ bị xử lý như thế nào? => Xem thêm: Kêu gọi từ thiện có nghĩa vụ sao kê không? Từ thiện là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt […]

Ngày cập nhật: 12/03/2025

27 lượt xem

Ăn chặn tiền từ thiện là hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật. Vậy sẽ bị xử lý như thế nào?

=> Xem thêm: Kêu gọi từ thiện có nghĩa vụ sao kê không?

Từ thiện là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều vụ việc liên quan đến ăn chặn tiền từ thiện đã gây bức xúc dư luận. Vậy, hành vi này bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật? 

1. Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động từ thiện 

Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện nhằm đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích của hoạt động từ thiện. 

Các hành vi nghiêm cấm, bao gồm:

  • Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
  • Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.
  • Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2. Cách nhận biết dấu hiệu của hành vi ăn chặn tiền từ thiện 

Để nhận biết hành vi ăn chặn tiền từ thiện, có thể dựa vào các dấu hiệu sau:

  • Thiếu minh bạch tài chính: Không công khai thu chi, từ chối kiểm toán.
  • Thiếu minh bạch hoạt động: Không có kế hoạch rõ ràng, thông tin mơ hồ.
  • Hành vi đáng ngờ: Chậm trễ, trốn tránh, lối sống xa hoa bất thường.
  • Dấu hiệu trong quyên góp: Ép buộc, đặt mức tối thiểu, thay đổi mục đích.
  • Dấu hiệu sau quyên góp: Không công khai, không thông báo kết quả, không giải đáp thắc mắc.

3. Xử phạt vi phạm hành chính 

Thứ nhất, hành vi ăn chặn tiền từ thiện được xem như một hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản cho mình thì có thể bị xử phạt lên đến 03 triệu đồng. 

Cụ thể, theo điểm c khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

  • Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

…”

  • Ngoài việc chịu phạt tiền, người có hành vi ăn chặn tiền từ thiện còn phải đối mặt với các biện pháp xử lý bổ sung, bao gồm việc tịch thu những vật dụng và phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.
  • Cần lưu ý rằng, mức phạt tiền đã đề cập ở trên áp dụng cho cá nhân vi phạm. Đối với các tổ chức có hành vi tương tự, mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

Thứ hai, hành vi vi phạm về quản lý tiền, hàng cứu trợ theo Điều 10 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, cụ thể:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn;
  • Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng;
  • Tráo đổi hàng cứu trợ.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát;
  • Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm;
  • Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụng hàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm.

4. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Tùy theo mức độ và bản chất của hành vi vi phạm, người thực hiện hành vi ăn chặn tiền từ thiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong hai tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015:

4.2.1 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, áp dụng cho các hành vi vi phạm liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản được giao quản lý một cách hợp pháp. Khung hình phạt được phân chia như sau:

Khung 1:

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
  • Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: 

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:

Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Khung 4:

Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

Không những thế, Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

4.2.2 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Theo Điều 174, Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Đối với hành vi làm giả ảnh chuyển khoản ngân hàng nhằm mục đích ăn chặn tiền từ thiện, đây là hành vi cấu thành tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174, Bộ luật Hình sự 2015.

Hành vi phạm tội này nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, thì người phạm tội có thể đối diện với mức án cao nhất là tù Chung thân.

5. FUNDGO LAW nhận hỗ trợ pháp lý liên quan đến hoạt động từ thiện như:

  • Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa (khoản 2 Điều 72 Bộ Luật TTHS 2015) hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, đương sự (khoản 2 Điều 84 Bộ Luật TTHS 2015),…;
  • Hướng dẫn khách hàng soạn thảo tài liệu, giấy tờ và trình tự, thủ tục liên quan đến quy trình giải quyết vụ án;
  • Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Từ thiện là một hành động cao quý, cần được thực hiện minh bạch và đúng pháp luật. Ăn chặn tiền từ thiện không chỉ vi phạm đạo đức, mà còn đối diện với chế tài hành chính hình sự nghiêm khắc.

Hãy cùng chung tay xây dựng một môi trường từ thiện trong sạch, minh bạch, đảm bảo sự tin tưởng của cộng đồng.

Nếu có thắc mắc, cần giải đáp vui lòng liên hệ ngay cho Công ty Luật TNHH FUNDGO LAW qua qua Hotline: 0812 469 090 hoặc Email: [email protected]. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn pháp lý giúp bạn!

Câu Hỏi Thường Gặp
1. Cá nhân có thể tự kêu gọi từ thiện không?
Có, nhưng phải tuân thủ Nghị định 93/2021/NĐ-CP, đảm bảo minh bạch và sử dụng đúng mục đích.

2. Không sao kê khi kêu gọi từ thiện có bị xử lý không?
Có. Theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP, việc không công khai, minh bạch tài chính có thể bị xử phạt hành chính.

3. Hành vi lừa đảo tiền từ thiện bị xử phạt như thế nào?
Tùy vào mức độ vi phạm, người vi phạm có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu hình sự theo Điều 174 hoặc Điều 175 Bộ luật Hình Sự 2015.

4. Có bắt buộc bàn giao tiền quyên góp cho cơ quan chức năng không?
Không bắt buộc, nhưng cần công khai số tiền, cách phân phối và thực hiện đúng cam kết.

5. Làm giả ảnh chuyển khoản từ thiện có bị xử lý không?
Có. Đây là hành vi gian lận, có thể bị truy tố theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, mức án tối đa là chung thân

FUNDGO LAW là công ty luật chuyên nghiệp, cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả cho cá nhân và doanh nghiệp. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi tối đa và đồng hành cùng sự thành công bền vững của bạn.

FUNDGO LAW là công ty luật chuyên nghiệp, cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả cho cá nhân và doanh nghiệp. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi tối đa và đồng hành cùng sự thành công bền vững của bạn.

Mục lục

Bạn có thể thích

Tư vấn cùng luật sư hàng đầu

Liên hệ ngay với chúng tôi để được kết nối với các chuyên gia tư vấn

Tư vấn cùng luật sư hàng đầu

Liên hệ ngay với chúng tôi để được kết nối với các chuyên gia tư vấn