Tại Việt Nam, tấn công sàn giao dịch tài sản số sẽ bị xử lý như thế nào?

Tấn công sàn giao dịch tài sản số tại Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào? Tìm hiểu quy định pháp lý và bài học từ vụ hack Bybit để bảo vệ tài sản số. Tài sản số quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu Sự phát triển nhanh chóng của tài […]

Ngày cập nhật: 28/02/2025

43 lượt xem

Tấn công sàn giao dịch tài sản số tại Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào? Tìm hiểu quy định pháp lý và bài học từ vụ hack Bybit để bảo vệ tài sản số.

Tài sản số quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu

Sự phát triển nhanh chóng của tài sản số, đặc biệt là tiền mã hóa, đã tạo ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển này là sự gia tăng các vụ tấn công mạng tinh vi. Điển hình là vụ hack sàn giao dịch Bybit vào tháng 2 năm 2025. Vậy, nếu một sàn giao dịch tài sản số tại Việt Nam bị tấn công, pháp luật sẽ xử lý thế nào?

Tài sản là gì?

Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản có thể là bất động sản hoặc động sản, và có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Tài sản số là gì?

Tại Việt Nam, khung pháp lý về tài sản số vẫn còn đang được hoàn thiện. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 10, dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, tài sản số được định nghĩa là: sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối, mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan”.

Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành Quyết định 194/QĐ-TTg, đặt mục tiêu hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số trước tháng 5-2025, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.

Tóm lược vụ hack Bybit bị thiệt hại hơn 1,4 tỷ USD

Vào ngày 21 tháng 2 năm 2025, sàn giao dịch Bybit bị hacker tấn công, dẫn đến thiệt hại lên tới 1,46 tỷ USD. Hacker đã lợi dụng lỗ hổng bảo mật để chiếm quyền kiểm soát ví lạnh, nơi lưu trữ các loại tiền mã hóa, và chuyển hơn 400.000 ETH (tương đương 1,46 tỷ USD) đến một địa chỉ không xác định. Vụ tấn công đã gây ra một làn sóng rút tiền ồ ạt, dù dòng tiền sau đó đã ổn định trở lại, nhưng vụ việc vẫn làm dấy lên lo ngại về vấn đề bảo mật và đòi hỏi phải hoàn thiện khung pháp lý tại Việt Nam và các quốc gia khác.

Tại Việt Nam, hành vi tấn công sàn giao dịch Tài sản số sẽ bị xử lý như thế nào?

Tại Việt Nam, hành vi tấn công vào sàn giao dịch tài sản số sẽ bị xử lý theo các quy định của Bộ luật Hình sự, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. Hành vi này được quy định và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù lên đến 12 năm, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi và thiệt hại gây ra.

Điều này được thể hiện rõ qua các bản án hình sự, rõ nét qua Bản án Hình sự số 176/2024/HS-PT ngày 13/03/2024 của Tòa án Nhân dân Thành phố H.

Trong Bản án Hình sự số 176/2024/HS-PT, bị cáo Nguyễn Tiến Tr đã bị xét xử về Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác” để chiếm đoạt tài sản số.

Nhưng do chưa có sự công nhận đầy đủ về giá trị tài sản số tại Việt Nam, hành vi này được xem là xâm nhập trái phép vào phương tiện điện tử theo Điều 289 BLHS, mà không phải làTội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” của Điều 290 BLHS.

Tại sao không phải tội “chiếm đoạt tài sản” mà là tội “xâm nhập trái phép”?

Tòa án trong Bản án Hình sự số 176/2024/HS-PT đã nhận định rằng tiền mã hóa (như USDT hay Bitcoin) chưa được công nhận là tài sản hợp pháp tại Việt Nam. Chính vì thế, hành vi tấn công sàn giao dịch tài sản số không thể coi là hành vi chiếm đoạt tài sản mà phải xử lý theo tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, phương tiện điện tử (Điều 289 Bộ luật Hình sự).

Hệ thống pháp lý hiện tại chưa có cơ sở để công nhận tiền mã hóa là tài sản hợp pháp trong các vụ án hình sự. Điều này dẫn đến sự khó khăn trong việc xác định giá trị của tài sản bị chiếm đoạt và việc định tội danh chính xác.

Nếu Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số được thông qua, trách nhiệm sẽ được xác định như thế nào?

(i) Trách nhiệm dân sự:

  • Trường hợp trong thời gian tới, nếu dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số được thông qua, tài sản số khi đó được công nhận là một loại tài sản theo BLDS, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại, đòi tài sản,… liên quan đến các giao dịch tài sản số có thể được giải quyết theo pháp luật dân sự.
  • Hiện nay, những giao dịch liên quan đến tài sản số chưa được pháp luật quy định, bảo vệ dẫn đến thực trạng nhiều đương sự nộp đơn đến Tòa án gặp khó khăn trong việc yêu cầu giải quyết liên quan tài sản số.
  • Tuy nhiên, tạm thời có thể yêu cầu áp dụng Điều 4 khoản 2 BLTTDS năm 2015 “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” để được giải quyết.

(ii) Trách nhiệm hành chính:

  • Cơ quan nhà nước và các chủ thể kinh doanh tài sản số sẽ phải đối mặt với các quy định về nghĩa vụ thuế và giám sát hoạt động.
  • Đặc biệt các nhà đầu tư, chủ thể kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch tài sản số để tránh vi phạm pháp luật.

(iii) Trách nhiệm hình sự:

  • Các giao dịch tài sản số vi phạm pháp luật có thể bị truy cứu TNHS theo Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ, sung năm 2017) rõ ràng hơn về các tội danh chiếm đoạt (Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 175. Tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản),… 
  • Thậm chí là Điều 168. Tội cướp tài sản (được tham khảo từ Bản án hình sự số 841/2023/HS-PT ngày 01/11/2023 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh về tội cướp tài sản mà đối tượng tác động là tài sản mã hóa Bitcoin).

Tấn công sàn giao dịch tài sản số tại Việt Nam hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn về pháp lý. Các quy định hiện hành chủ yếu xử lý hành vi tấn công dưới dạng xâm nhập trái phép vào phương tiện điện tử, do tiền mã hóa chưa được công nhận là tài sản hợp pháp. 

Tuy nhiên, việc hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản số, như dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, sẽ tạo ra một cơ sở pháp lý mạnh mẽ để bảo vệ các nhà đầu tư và quản lý tài sản số hiệu quả hơn trong tương lai.

Nhằm đảm bảo tốt quyền lợi hợp pháp của các chủ thể đầu tư, kinh doanh tài sản số, Công ty Luật TNHH FUNDGO LAW chuyên cung cấp các kiến thức pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tư vấn về tài sản số và giải quyết tranh chấp liên quan đối với tài sản số.

FAQ:

  1. Tấn công sàn giao dịch tài sản số tại Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào?
    Tấn công có thể bị xử lý theo Điều 289 Bộ luật Hình sự, về tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính.
  2. Vụ hack Bybit là gì và tại sao nó quan trọng?
    Đây là vụ hack lớn vào tháng 2 năm 2025, gây thiệt hại 1,46 tỷ USD, cảnh báo về lỗ hổng bảo mật và thiếu hụt khung pháp lý.
  3. Tại sao không phải tội “chiếm đoạt tài sản” mà là tội “xâm nhập trái phép”?
    Tiền mã hóa chưa được công nhận là tài sản hợp pháp tại Việt Nam, do đó hành vi này không thể xem là chiếm đoạt tài sản.
  4. Nhà đầu tư cần làm gì khi bị hack?
    Cần bảo mật tài khoản, kiểm tra giao dịch và liên hệ với cơ quan có thẩm quyền.
  5. Pháp luật Việt Nam có quy định gì về tài sản số?
    Tài sản số chưa được công nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp, nhưng quy định đang được xây dựng.

FUNDGO LAW là công ty luật chuyên nghiệp, cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả cho cá nhân và doanh nghiệp. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi tối đa và đồng hành cùng sự thành công bền vững của bạn.

FUNDGO LAW là công ty luật chuyên nghiệp, cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả cho cá nhân và doanh nghiệp. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi tối đa và đồng hành cùng sự thành công bền vững của bạn.

Mục lục

Bạn có thể thích

Tư vấn cùng luật sư hàng đầu

Liên hệ ngay với chúng tôi để được kết nối với các chuyên gia tư vấn

Tư vấn cùng luật sư hàng đầu

Liên hệ ngay với chúng tôi để được kết nối với các chuyên gia tư vấn