Thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là điều dễ hay khó? Hãy cùng Fundgo Law tìm hiểu chi tiết.

Thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam diễn ra như thế nào?
Cơ sở pháp lý cho việc thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài
Nhìn chung, việc thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật đồng bộ, trong đó Luật Doanh nghiệp năm 2020 đóng vai trò trung tâm. Ngoài ra, các văn bản chuyên ngành khác như Luật Đầu tư năm 2020, Luật Thuế… cũng có những quy định đề cập đến nội dung này.
Các hình thức đầu tư để thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam thông qua nhiều hình thức đầu tư khác nhau, được Luật Đầu tư năm 2020 quy định khá chi tiết. Một số hình thức phổ biến bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn nước ngoài
Đây là hình thức mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp. Do đó, mô hình này sẽ mang lại sự chủ động cao trong quản lý và điều hành doanh nghiệp.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh
Cụ thể bao gồm, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần và công ty hợp danh là doanh nghiệp. Mô hình liên doanh này thường được lựa chọn khi nhà đầu tư nước ngoài muốn tận dụng lợi thế về mạng lưới, kinh nghiệm thị trường và các nguồn lực sẵn có của các đối tác tại Việt Nam.
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
Cụ thể, Nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt Nam bằng cách góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp vào các doanh nghiệp đã được thành lập tại Việt Nam. Nhìn chung, hình thức này sẽ đảm bảo tính linh hoạt và phù hợp với nhiều mục tiêu đầu tư khác nhau.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT
Đây là các hình thức đầu tư theo hợp đồng, thường được áp dụng trong các dự án lớn về cơ sở hạ tầng. Cụ thể, các hợp đồng này sẽ quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, đảm bảo tính pháp lý và khả thi của dự án.

Quy trình đăng ký thành lập Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam?
Quy trình và thủ tục thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Quy trình thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bao gồm nhiều bước, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật. Theo đó, cơ sở pháp lý cho nội dung này được căn cứ dựa trên Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020. Về cơ bản, quy trình này có thể được chia thành giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020
- Đối với các dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư cần thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư với Cơ quan Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi xin cấp GCNĐKĐT.
- Hồ sơ xin cấp GCNĐKĐT bao gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
- Đề xuất dự án đầu tư.
- Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư là tổ chức; bản sao tài liệu xác nhận tình trạng tài chính của nhà đầu tư là cá nhân.
- Văn bản xác nhận quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác nhận quyền có địa điểm thực hiện dự án đầu tư.
- Giải trình công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư.
- Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Văn bản giải trình đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
- Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền (Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế).
Giai đoạn 2: Thành lập doanh nghiệp theo pháp luật Doanh nghiệp
- Sau khi được cấp GCNĐKĐT, nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Hồ sơ thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tương tự như hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong nước, nhưng cần bổ sung thêm một số giấy tờ liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư.
- Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (áp dụng đối với loại hình Công ty TNHH)
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (áp dụng đối với loại hình Công ty cổ phần)
- Bản sao GCNĐKĐT.
- Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài.
- Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Những điều cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam?
Những lưu ý quan trọng khi thành lập doanh nghiệp nước ngoài
Để quá trình thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam diễn ra thuận lợi và hiệu quả, nhà đầu tư cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Chú ý một số điều kiện tiếp cận thị trường
Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài cần tìm hiểu kỹ các điều kiện tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề kinh doanh mà họ dự kiến rót vốn đầu tư. Lưu ý, một số ngành và nghề có thể bị hạn chế hoặc yêu cầu đáp ứng các điều kiện đặc biệt khi có vốn đầu tư nước ngoài.
- Lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp
Thực tế cho thấy, việc lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với mục tiêu và nguồn lực của nhà đầu tư là điều cực kỳ quan trọng, vì hành động trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng và chiến lược của doanh nghiệp đó trong tương lai. Do đó, cần cân nhắc kỹ ưu và nhược điểm của từng hình thức để đưa ra quyết định tối ưu và thỏa đáng nhất.
- Chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ và chính xác theo quy định của pháp luật hiện hành
Về mặt pháp lý, đối với hồ sơ thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài cần được chuẩn bị đầy đủ, chính xác và tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Đầu tư năm 2020. Nên chú ý, nếu có thiếu sót hoặc sai phạm trong hồ sơ có thể dẫn đến việc kéo dài thời gian xử lý hoặc bị từ chối cấp phép.
- Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý khác có liên quan
Trong quá trình hoạt động, bên cạnh hai văn bản chủ đạo là Luật Doanh nghiệp hiện hành và Luật Đầu tư hiện hành, thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn cần tuân thủ nghiêm ngặt các chế định pháp luật khác, đặc biệt là các quy định về thuế, lao động, môi trường…
- Phải có đội ngũ nhân lực hỗ trợ chuyên nghiệp
Hầu hết cho thấy, mọi quy trình đều cần có sự giám sát chặt chẽ từ nhân sự chuyên môn. Do đó, việc tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia như: luật sư, kế toán, chuyên gia phân tích tài chính, kỹ sư đo lường rủi ro… có kinh nghiệm là một bước đi rất hữu ích, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu tối đa các rủi ro pháp lý.
Phải có đội ngũ nhân lực hỗ trợ chuyên nghiệp. Hầu hết cho thấy, mọi quy trình đều cần có sự giám sát chặt chẽ từ nhân sự chuyên môn. Do đó, việc tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia như: luật sư, kế toán, chuyên gia phân tích tài chính, kỹ sư đo lường rủi ro… có kinh nghiệm là một bước đi rất hữu ích, giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức và giảm thiểu tối đa các rủi ro pháp lý.
Đúc kết kinh nghiệm
Như vậy, việc Thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là một quá trình tương đối phức tạp, đòi hỏi sự tuân thủ về mặt pháp luật của các tài liệu và các chứng từ có liên quan. Nhà đầu tư cần tuân thủ Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020 để đảm bảo đúng quy định..
Dựa trên cơ sở đó, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng quy trình, nhà đầu tư hoàn toàn có thể hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh của mình tại thị trường Việt Nam hiện nay. Fundgo Law hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan và chi tiết về việc thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
———————–
Công ty Luật TNHH FUNDGO LAW
Hotline: 0812 469 090
Email: [email protected]