Tổng Bí thư yêu cầu: Nghiên cứu thành lập “sàn giao dịch” tiền kỹ thuật số – Lưu ý dành cho nhà đầu tư?

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát để thành lập ‘sàn giao dịch’ cho hoạt động tiền kỹ thuật số. Điều này, tạo bước ngoặt mới đối với Tài sản số tại Việt Nam. => Xem thêm: Tại Việt Nam, […]

Ngày cập nhật: 03/03/2025

78 lượt xem

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát để thành lập ‘sàn giao dịch’ cho hoạt động tiền kỹ thuật số. Điều này, tạo bước ngoặt mới đối với Tài sản số tại Việt Nam.

=> Xem thêm: Tại Việt Nam, tấn công sàn giao dịch tài sản số sẽ bị xử lý như thế nào?

Tài sản số được quan tâm như thế nào?

Sự quan tâm từ chính quyền Mỹ

Ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức 20/1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn bà Caroline Phạm, một phụ nữ gốc Việt đang giữ chức ủy viên Ủy ban Giao dịch Tài sản Tương lai (CFTC) – cơ quan kiểm soát tiền ảo tại Mỹ – làm Quyền Chủ tịch ủy ban này. 

Ông Donald Trump cũng được kỳ vọng giảm gánh nặng chính sách doanh nghiệp tiền số và thúc đẩy tài sản số. Theo nguồn tin của Reuters cho biết trong thời gian tới chính quyền mới của Mỹ sẽ hỗ trợ việc phổ cập tài sản số trên quy mô lớn. 

Tại Việt Nam hiện nay

Vừa qua, Văn phòng Trung ương Đảng đã công bố thông tin về những kết luận quan trọng của Tổng Bí thư Tô Lâm trong buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương vào ngày 24/2. 

Một điểm đáng chú ý trong kết luận của Tổng Bí thư là sự đồng thuận về việc sớm thiết lập khung pháp lý để quản lý tiền kỹ thuật số như một loại tài sản ảo. 

“Quốc hội và các cơ quan của Chính phủ cần sớm thể chế hóa và cụ thể hóa để quản lý lĩnh vực này. Nghiên cứu áp dụng cơ chế thí điểm có kiểm soát (sandbox) để thành lập “Sàn giao dịch” cho hoạt động này” kết luận của Tổng Bí thư nêu rõ.

Điều này nhằm mục đích giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với nền kinh tế và các vấn đề xã hội, đồng thời khai thác những lợi ích mà loại hình tài sản này có thể mang lại cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc làm việc với Ban Chiến lược, chính sách T.Ư. ẢNH: TTXVN

Tình hình pháp lý Tài sản số tại Việt Nam

Việt Nam cũng đang trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý về tài sản số, điểm nhấn nổi bật nhất là dự Luật Công nghiệp công nghệ số, đây sẽ là một trong bước tiến đột phá giúp tài sản số có thể hợp pháp hóa, thâm nhập sâu vào thị trường tài chính truyền thống và được bảo vệ trong giao dịch.

1. Tài sản số là gì? 

Tại Việt Nam, theo khoản 1 Điều 10 Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số, được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 8 vừa qua, quy định: 

Tài sản số là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối, mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan.

Như vậy, tài sản số là tài sản theo quy định tại Bộ luật Dân và pháp luật có liên quan, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử.

Tài sản số là gì?

2. Tài sản ảo và tài sản mã hóa

2.1 Tài sản ảo là gì?

Thế giới hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất về tài sản ảo cả về thuật ngữ và nội hàm. Tuy nhiên, theo định nghĩa của Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO):

Tài sản ảo (virtual asset hay virtual property) là biểu hiện của tài sản trong không gian mạng (cyberspace), tức trong môi trường phức hợp được hình thành bởi sự tương tác của người sử dụng, phần mềm và các dịch vụ trên internet thông qua các thiết bị kỹ thuật và mạng lưới được kết nối.

Tài sản ảo còn có biểu hiện là một dạng tài sản số (digital asset). Theo Luật mẫu về tài sản số của Ủy ban Thống nhất pháp luật Hoa Kỳ, tài sản số là bản ghi điện tử (electronic record) xác nhận quyền hay lợi ích của một người.

Đặc điểm của tài sản ảo

Dưới góc độ kỹ thuật, “tài sản ảo” hay “tài sản kỹ thuật số” là loại tài sản ảo sử dụng công nghệ blockchain hay công nghệ sổ cái phân tán (DLT) cùng công nghệ mã hóa để tạo lập và xác thực giao dịch một cách minh bạch, bảo mật, đáng tin cậy.

Chính vì vậy, IMF sử dụng thuật ngữ tài sản mã hóa (crypto asset) để chỉ tài sản mã hóa, tài sản ảo hay tài sản kỹ thuật số (Nguồn Cao Xuân Phong, Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam).

Khái niệm về tài sản ảo

Tài sản ảo là một loại tài sản số được giao dịch hoặc chuyển giao, và có thể được dùng cho mục đích thanh toán hoặc đầu tư. Tài sản ảo không bao gồm chứng khoán, dạng số của tiền pháp định và tài sản tài chính khác theo quy định pháp luật.

2.2 Tài sản mã hóa là gì?

Tài sản mã hóa là tài sản số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bằng công nghệ chuỗi khối, công nghệ số cái phân tán hoặc công nghệ số khác tương tự.

Tại Việt Nam, có được phép giao dịch tài sản số?

3. Tài sản số có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp?

Hiện tại, việc giao dịch gọi vốn thông qua tài sản số Việt Nam chưa được pháp luật công nhận chính thức. Điều này có nghĩa là việc mua bán, trao đổi tài sản số tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý.

Cụ thể:

  • Nghị định 52/2024/NĐ-CP của Chính phủ chỉ công nhận 7 loại phương tiện thanh toán hợp pháp và tài sản số không nằm trong loại phương tiện thanh toán hợp pháp.
  • Cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản số để thanh toán có thể bị xử phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng theo Nghị định 88/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 143/2021/NĐ-CP).
  • Thậm chí, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) về “Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”.

Lời khuyên:

  • Ưu tiên sử dụng phương thức thanh toán hợp pháp: Hiện tại, bạn nên sử dụng tiền mặt hoặc chuyển khoản ngân hàng để đảm bảo an toàn.
  • Thận trọng khi tham gia giao dịch tài sản số: Nếu vẫn quyết định đầu tư vào tài sản số, hãy tìm hiểu kỹ về các quy định pháp lý, lựa chọn nền tảng giao dịch uy tín và đảm bảo an toàn thông tin.
  • Cập nhật thông tin pháp lý thường xuyên: Luật pháp về tài sản số đang trong quá trình hoàn thiện, vì vậy bạn cần theo dõi sát sao các thay đổi để điều chỉnh kế hoạch đầu tư phù hợp.

Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch và đầu tư tài sản số, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi Công ty Luật TNHH FUNDGO LAW qua Hotline: 0812 469 090 hoặc Email: [email protected]. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn pháp lý giúp bạn đảm bảo an toàn trong việc đầu tư tài sản số và đưa ra các giải pháp tối ưu.

Trân trọng!

FUNDGO LAW là công ty luật chuyên nghiệp, cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả cho cá nhân và doanh nghiệp. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi tối đa và đồng hành cùng sự thành công bền vững của bạn.

FUNDGO LAW là công ty luật chuyên nghiệp, cung cấp các giải pháp pháp lý hiệu quả cho cá nhân và doanh nghiệp. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và tận tâm, chúng tôi cam kết bảo vệ quyền lợi tối đa và đồng hành cùng sự thành công bền vững của bạn.

Mục lục

Bạn có thể thích

Tư vấn cùng luật sư hàng đầu

Liên hệ ngay với chúng tôi để được kết nối với các chuyên gia tư vấn

Tư vấn cùng luật sư hàng đầu

Liên hệ ngay với chúng tôi để được kết nối với các chuyên gia tư vấn